Làm sao có thể nhận biết tỏi Trung Quốc để tránh “rước họa vào thân” là vấn đề được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Vậy hôm nay, bạn cùng Bếp Đại Kỷ Nguyên tìm hiểu những cách nhận biết dưới đây để đảm bảo an toàn thực phẩm, tốt cho sức khoẻ gia đình nhé.
Tỏi là gia vị có nhiều giá trị dinh dưỡng, giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe. Theo bác sĩ Nguyễn Thùy Linh, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chia sẻ trên báo VnExpress, trên 80% lượng tỏi bán trên thị trường toàn cầu hiện nay xuất xứ từ Trung Quốc (số liệu năm 2018). Tỏi Trung Quốc có thể được khử trùng bằng methyl bromide trước khi xuất khẩu. Đây là chất diệt sâu bọ rất độc hại với con người. Nó có thể hủy hoại hệ hô hấp và cơ quan thần kinh trung ương, thậm chí gây tử vong.
Bác sĩ Linh khuyên, để phân biệt tỏi ta và tỏi Trung Quốc cần dựa vào màu sắc, mùi vị, hình dáng và giá thành.
– Tỏi Trung Quốc thường to, vỏ màu trắng hơi ngả vàng và dễ bóc. Các tép tỏi Trung Quốc hơi xòe ra, không chụm lại hoàn toàn và ít tép hơn. Trong khi đó, tỏi ta kích cỡ chỉ bằng 1/3 tỏi Trung Quốc, màu trắng tím, tép không đều và khó bóc vỏ.
– Tỏi ta thường có dây, còn tỏi Trung Quốc cắt bỏ toàn bộ cuống hoặc để cuống rất ngắn.
– Mùi vị của tỏi cũng là căn cứ để phân biệt. Tỏi Trung Quốc khi ăn có vị hơi hăng nhưng không có mùi thơm. Còn tỏi ta vị the, thơm cay và nồng đặc trưng.
– Tỏi Trung Quốc luôn rẻ hơn tỏi Việt Nam.
“Những đặc điểm này sẽ giúp bạn chọn đúng loại tỏi Việt Nam, nhất là tỏi Lý Sơn hay tỏi cô đơn thường đắt tiền hơn nhiều so với tỏi Trung Quốc”, bác sĩ Linh nói.
Ngoài ra, trên báo Nghệ An cũng đã đăng tải cụ thể những cách biệt tỏi Lý Sơn, Đà Lạt và tỏi Trung Quốc cực dễ, bạn tham khảo để tránh bị mua nhầm nhé.
Ảnh chụp màn hình: Báo Nghệ An.
Nhìn từ bên ngoài
– Tỏi Trung Quốc có kích cỡ to, vỏ màu trắng hơi ngả vàng và đặc biệt là vô cùng dễ bóc.
– Tỏi Lý Sơn thì củ nhỏ hơn nhiều, kích cỡ chỉ bằng khoảng 1/3 củ tỏi Trung Quốc. Vỏ ngoài tỏi Lý Sơn có màu trắng và hơi khó bóc.
– Tỏi Đà Lạt củ nhỏ hơn tỏi Trung Quốc, vỏ ngoài có màu nâu tím và cũng khó bóc.
Khi bóc lớp vỏ bên ngoài
– Các tép tỏi Trung Quốc hơi xòe ra, không chụm lại hoàn toàn, ít tép hơn so với tỏi Lý Sơn và Đà Lạt.
– Tỏi Lý Sơn và Đà Lạt có các tép chụm lại, nhiều tép nhỏ.
Hương vị khi chế biến
– Tỏi Trung Quốc: Vị hăng, the, không có mùi thơm tự nhiên đặc trưng.
– Tỏi Lý Sơn: Vị the, có mùi thơm dễ chịu, ít cay nồng.
– Tỏi Đà Lạt: Vị the, có mùi thơm, vị cay nồng đặc trưng.
Rau cải chíp ngọt thơm, đậm đà hòa quyện cùng vị giòn ngậy của nấm vừa ngon lại không thấy ngấy.
Cải chíp thuộc về rau họ cải, bao gồm cải xoăn, bông cải xanh, súp lơ, cải bruxen, cải bắp, rau xanh collard, cải củ Thụy Điển và củ cải.
Được bổ sung giá trị dinh dưỡng và hàm lượng beta-carotene cao so với các loại rau lá khác, cải chíp đang dần trở thành một phần không thể bỏ qua trong chế độ ăn uống lành mạnh. Trong y học Trung Quốc cổ đại, nó được sử dụng như một thành phần trong bài thuốc chữa bệnh ho, sốt…
Cải chíp giàu giá trị dinh dưỡng và cả chữa bệnh (ảnh: Langvietonline).
Cải chíp có hương vị nhẹ, lá giòn, biến loại rau này thành thực phẩm dễ dàng bổ sung trong nhiều món ăn hàng ngày. Trong cải chíp có chất xơ, protein, vitamin A và C, cùng magiê, kali, natri cũng như nhiều loại dinh dưỡng khác.
Sử dụng rau cải chíp đều đặn, bạn sẽ thu được nhiều lợi ích sức khỏe. Dưới đây là cách làm nấm xào cải chíp thơm ngon.
Nguyên liệu:
Cải chíp: 4 cây
Nấm hương tươi: Tầm 15 cái
Tỏi, gừng
Dầu hào
Giấm balsamic (giấm thơm)
Muối, mì chính, dầu ăn
Cách làm:
Bước 1:Cải chíp tách từng lá ra, đem ngâm trong nước 15 phút rồi rửa sạch.
Bước 2: Nấm cắt bỏ chân, đem rửa sạch rồi đun trong nước 5 phút. Sau khi đun xong, vớt nấm và rửa với nước cho nguội, vắt nấm cho ra hết nước, dùng dao thái lát mỏng.
Bước 3: Bạn cho lượng dầu vừa phải vào nồi, rồi phi thơm gừng và tỏi sau đó đổ nấm vào xào. Nêm 1/2 muỗng cà phê muối và 1 muỗng canh dầu hào vào đảo đều.
Ảnh: Khám Phá.
Tiếp tục thêm rau cải chíp vào, xào một lúc rồi cho 1/2 muỗng canh giấm thơm.
Bước 4: Đảo cho đến khi rau và nấm chín hoàn toàn thì thêm 1/2 muỗng cà phê mì chính vào đảo đều một lần nữa rồi đổ ra đĩa.
Lưu ý:Để giữ màu xanh cho rau cải, cần xào với lửa lớn và chỉ xào đến khi chín tới, không xào quá kỹ làm mất màu rau.
Nấm xào rau cải chíp không những thơm lừng cả góc bếp mà còn có màu sắc bắt mắt, hương vị vô cùng hấp dẫn.
Bếp Đại Kỷ Nguyên chúc gia đình bạn có bữa ăn ấm cúng với món nấm xào rau cải chíp nhé!
Video xem thêm: 8 mỹ đức truyền thống trong đối nhân xử thế của cổ nhân
Thay vì những món thường ngày hay làm như thịt heo kho, rim, luộc… thì bạn có thể đổi khẩu vị cho gia đình với món thịt heo quay giòn ngon.
Cách làm thịt heo quay này tiện lợi ở chỗ không cần đến lò nướng. Hãy cùng Bếp Đại kỷ Nguyên chế biến món thịt heo quay giòn bì thơm ngon bạn nhé!
Nguyên liệu:
Thịt ba chỉ: 300g
Ngũ vị hương: 1 gói
Giấm chua: 10ml
Tỏi
Gia vị: Muối, hạt tiêu, nước mắm
Cách làm:
Bước 1:Thịt heo rửa sạch với muối, giấm chua để loại bỏ những chất bẩn bám trên bề mặt của miếng thịt, sau đó cho vào nồi luộc sôi khoảng 10-15 phút dưới lửa nhỏ.
Thịt heo luộc xong, bạn vớt vào tô nước lạnh khoảng 5–10 phút. Ngâm bì trong nước lạnh giúp cho miếng thịt nguội bớt và phần bì trở nên trong hơn.
Bước 2: Vớt thịt ra cho ráo nước. Dùng chiếc đũa vót nhọn hoặc dụng cụ chuyên dụng để châm lên phần bì tạo thành nhiều lỗ.
Bạn châm càng kỹ thì bì sẽ càng giòn và ngon hơn (ảnh: Giadinh).
Việc này giúp khi quay không bị nổ và bì được giòn hơn. Bởi thế, nếu châm bì càng kỹ thì bì sẽ càng giòn, ngon hơn. Sau khi châm xong, bạn dùng khăn sạch lau phần bì đã châm đó.
Bước 3: Tỏi bóc vỏ rồi băm nhuyễn tầm 5 tép, sau đó trộn với ngũ vị hương, 1 thìa nước mắm, 1 thìa dầu ăn.
Bước 4: Xát kỹ một lớp muối mỏng lên trên mặt bì của thịt rồi cho vào ướp khoảng 10 phút với hỗn hợp vừa chuẩn bị ở trên. Chú ý, bạn nên lật miếng thịt trong quá trình ướp để thịt ngấm đều.
Bước 5: Làm nóng chảo với dầu ăn. Khi dầu ăn nóng già, bạn cho phần thịt heo đã ướp vào quay phần bì trước. Khi bì vàng giòn và không nổ nữa thì bạn lật sang những cạnh còn lại cho tới khi các cạnh đều vàng ươm.
Cuối cùng, bạn vớt thịt quay ra để ráo dầu và cắt thành các miếng vừa ăn.
Với món thịt heo quay, bạn làm nước chấm chua ngọt, tỏi ớt sẽ rất phù hợp.
Quả hồng dinh dưỡng phong phú, nhưng chúng nên được ăn đúng cách, cần chú ý đến một số thực phẩm tương khắc với hồng.
Quả hồng có chứa nhiều axit tannic, tốt nhất không nên ăn với các thực phẩm giàu canxi, giàu protein như cua, cá, tảo bẹ, v.v., nếu không sẽ tạo ra các chất không tan ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. Nhiều trường hợp đến bệnh viện cấp cứu được chẩn đoán là tắc ruột sau ăn hồng. Vậy chúng ta cần ăn hồng như thế nào là đúng cách?
1. Không nên ăn cùng với thực phẩm chứa protein cao như cua, cá và tôm
Ảnh: Pexels
Y học cổ truyền cho rằng, cua và hồng đều là thực phẩm tính hàn lạnh, vì vậy chúng không thể ăn cùng nhau. Theo quan điểm của y học hiện đại, cua, cá và tôm có hàm lượng protein cao dễ dàng đông cứng kết tủa dưới tác dụng của axit tannic, thứ gọi là Stomachic calculus – sỏi dạ dày. Trong trường hợp này, người bệnh dễ bị các triệu chứng như đau bụng, nôn hoặc tiêu chảy.
2. Hồng không thể ăn với khoai lang, rau cải bó xôi
Khoai lang là thực phẩm chứa nhiều tinh bột, ăn nhiều axit dạ dày sẽ được sản xuất ra nhiều hơn, trong khi hồng có chứa nhiều tannin và pectin. Axit dạ dày và tannin, pectin khi gặp nhau, sự kết tủa sẽ xảy ra, tạo thành khối cứng khó hòa tan – sỏi dạ dày.
3. Hồng không nên ăn với giấm
Tốt nhất không nên ăn giấm trước và sau khi ăn hồng, nếu không thì keo nhựa hồng có trong hồng và axit axetic sẽ phản ứng hình thành khối đọng lại trong dạ dày người.
4. Hồng và rượu
Rượu có vị ngọt cay hơi đắng, tính đại nhiệt có độc, trong khi hồng thì hàn, vì vậy hai loại thực phẩm không thể ăn cùng một lúc. Có người thích dùng làm món lai rai nhắm rượu, mà rượu vào dạ dày kích thích sự bài tiết của ruột, các tannin trong hồng sẽ hình thành sỏi sau khi gặp axit dạ dày.
Tỏi được coi là thực phẩm nhà bếp có tác dụng chống vi trùng mạnh nhất của tự nhiên. Nó có khả năng hạ gục tất cả các loại vi trùng gây bệnh – từ vi khuẩn, virus đến nấm. Do đó, loại thảo mộc ẩm thực rất phổ biến này có thể được sử dụng làm thuốc để đối phó với các loại bệnh nhiễm trùng.
Bạn có thể dễ dàng biến tỏi thành siro. Và đương nhiên dung dịch này được chứng minh là chữa lành các bệnh nhiễm trùng khác nhau của đường hô hấp trên như cảm lạnh và ho thông thường.
Để biến tỏi thành siro để chữa trị cảm lạnh và ho thông thường, nó phải được kết hợp với một thành phần khác có đặc tính kháng khuẩn, và đó là mật ong. Mật ong có khả năng làm dịu các triệu chứng viêm một cách đáng kinh ngạc, do đó nó là phương thuốc gia đình phổ biến cho chứng đau họng. Nó cũng thực sự có thể giúp đối phó với nhiễm trùng.
Và đó là lý do tại sao kết hợp cả tỏi và mật ong có lẽ giúp bạn đưa ra giải pháp mạnh nhất cho cảm lạnh và ho thông thường mà không cần lo lắng bất kỳ tác dụng phụ nào.
Ảnh: Pxhere
Có rất nhiều siro có sẵn cho cảm lạnh và ho thông thường tại các hiệu thuốc. Chúng rất hữu ích cho người bị cảm lạnh và ho trong thời tiết giao mùa hoặc khi trời trở lạnh, đặc biệt là những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu, có nguy cơ cao bị nhiễm trùng hệ hô hấp trên. Tuy nhiên, bạn có thể bị chóng mặt, buồn ngủ, hồi hộp, thậm chí là tim đập nhanh nếu dùng những loại này. Vậy đâu là giải pháp cho bạn và gia đình?
Siro trị ho và cảm lạnh thông thường chỉ bằng tỏi và mật ong sẽ không khiến bạn lo lắng về việc gặp phải một loạt các triệu chứng bất thường, do đó cho phép bạn tập trung vào việc chữa bệnh, đó là điều quan trọng nhất.
Thời gian tốt nhất để làm loại siro tự chế này là vài tuần trước khi mùa lạnh và cúm xảy ra để bạn sẵn sàng đối phó với nhiễm trùng đường hô hấp nếu nó ảnh hưởng đến bạn.
Dưới đây là công thức làm siro tỏi:
1. Thành phần
5 miếng tỏi tươi
1/2 chén mật ong hữu cơ
2. Cách làm
Bóc tép tỏi tươi và băm rất nhuyễn
Bỏ tỏi tươi băm nhuyễn trong một lọ thủy tinh nhỏ có nắp đậy
Đổ 1/2 chén mật ong vào bình, bọc tỏi băm nhỏ
Đóng nắp bình và để ở một nơi ấm áp trong nhà bếp của bạn trong khoảng 2 tuần
Sau 2 tuần, bạn sẽ thấy tỏi bị đục, một dấu hiệu cho thấy siro đã sẵn sàng để sử dụng
Bảo quản trong tủ lạnh và lấy 1 muỗng khi sử dụng nhé bạn
Một quả xoài chín màu vàng cam sáng có chứa nhiều vitamin A và C, là nguồn cung cấp cho cơ thể bạn chất xơ, kali, magie, đồng, niacin, thiamine, riboflavin và folate. Tuy nhiên, những chiếc lá thon dài của cây xoài thực sự mang lại rất nhiều đặc quyền sức khỏe tuyệt vời.
Cây xoài có nguồn gốc từ Nam Á. Nhiều thế kỷ nay, người dân dùng lá xoài làm trà để trị bệnh là phương pháp được lưu truyền trong dân gian. Ở nhiều quốc gia châu Á, là xoài non còn được dùng như một loại rau. Dưới đây là một số lợi ích ấn tượng nhất của lá xoài đã được khoa học chứng minh.
1. Cải thiện khả năng miễn dịch
Một hệ thống miễn dịch yếu có thể làm phát sinh rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe khác nhau. Vì cơ thể không được bảo vệ chống lại các vi sinh vật gây nhiễm trùng.
Lá xoài chứa nhiều vitamin C, và hầu hết mọi người đều biết rằng chất dinh dưỡng này là cần thiết để giữ cho hệ thống miễn dịch ở trạng thái tốt nhất. Các bài thuốc dân gian cho thấy uống trà từ lá xoài giúp cho người bị cảm lạnh, cúm và ho thông thường đạt được sự phục hồi nhanh chóng.
2. Hạ huyết áp
Ảnh: Pixabay
Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ của các bệnh tim mạch và đột quỵ. Các nhà khoa học xác nhận rằng trà lá xoài có khả năng giữ cho huyết áp trong phạm vi bình thường. Dùng trà lá xoài có thể ổn định huyết áp. Cần nhớ tránh uống trà lá xoài nếu bạn đang dùng thuốc huyết áp vì huyết áp của bạn có thể giảm xuống mức thấp nguy hiểm!
3. Giảm lượng đường trong máu
Bệnh đái tháo đường type 2 là một vấn đề sức khỏe do rối loạn chuyển hóa. Khi mắc bệnh này, bạn nên tuân thủ những phương pháp kiểm soát đái tháo đường type 2 thật tốt để chống lại các biến chứng.
Nếu có người trong gia đinh đã mắc bệnh đái tháo đường type 2 hoặc bạn là người thích ăn thực phẩm có đường, vậy thì bạn đừng quên trà làm từ lá xoài giúp ổn định lượng đường trong máu. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị nếu bạn đang sử dụng thuốc hạ đường huyết.
4. Lợi tiêu hóa
Uống trà lá xoài sau bữa ăn có thể giúp cải thiện quá trình tiêu hóa. Do đó cho phép cơ thể tận dụng các chất dinh dưỡng cần thiết.
Việc uống trà từ lá xoài đang được thực hiện để đối phố với một loạt các vấn đề liên quan đến hệ thống tiêu hóa, bao gồm trào ngược axit, ợ nóng, đau dạ dày và tiêu chảy, cũng có thể dùng điều trị bệnh kiết lỵ.
5. Giúp làm tan sỏi thận
Thường xuyên uống trà lá xoài tươi ủ được các khuyên dùng cho những người dễ bị sỏi thận. Trà lá xoài có thể giúp làm tan sỏi trước khi chúng phát triển kích thước lớn. Nó cũng rất tốt để chống lại sỏi mật khá phổ biến ở những người béo phì hoặc những người giảm cân nhanh chóng.
Bạn quyết định đưa giấm táo vào thực đơn của mình bởi vì bạn nghe thấy rằng nó có nhiều lợi ích cho sức khỏe? Theo các nhà khoa học, dung dịch này thực sự mang lại những điều tuyệt vời, từ việc giảm mỡ bụng, kiểm soát đường máu đến giảm cholesterol xấu.
Tuy nhiên, chỉ vì giấm táo rất tốt không có nghĩa là bạn có thể tiêu thụ nó theo bất kỳ cách nào bạn muốn. Điều quan trọng là bạn nên tuân thủ chế độ ăn uống được khuyến nghị cho loại chất lỏng này.
Nói cách khác, có những điều nên và không nên mà bạn cần ghi nhớ nếu bạn thích uống giấm táo thường xuyên. Từ đó, sẽ mang lại lợi ích và không có tác dụng phụ bất lợi tiềm tàng nào. Sau đây là những điều bạn không bao giờ nên làm nếu bạn muốn sử dụng dung dịch này:
1. Uống giấm táo mà không pha loãng
Một trong những bước quan trọng nhất mà bạn cần phải thực hiện nếu bạn muốn hưởng lợi từ việc uống giấm táo thường xuyên là pha loãng nó với nước. Việc bạn tiêu thụ nó mà không cần bổ sung nhiều nước thì tính axit trong nó chắc chắn sẽ gây kích thích cổ họng, thực quản và dạ dày của bạn.
Cách tốt nhất để uống là pha 1 – 2 muỗng canh trong một cốc nước ấm. Người đang bị viêm loét dạ dày, tá tráng thì không nên dùng.
2. Nên uống giấm táo qua một ống hút
Ảnh: Pixabay
Ngay cả sau khi pha loãng giấm táo đúng cách, nó vẫn là thứ có thể gây hại cho răng của bạn. Lý do này giải thích tại sao bạn nên uống nó bằng ống hút.
Đúng là răng của bạn được bảo vệ khỏi các tác hại nhờ men răng. Mặc dù vậy, men răng không phù hợp với độ axit của dung dịch này. Đặc biệt nếu bạn đang tiêu thụ 1 – 2 lần/ngày, nó có thể làm mòn men răng của bạn.
3. Không dùng nó sau bữa ăn
Chất lỏng chua có lợi này được uống tốt nhất khi bụng đói. Vì vậy, bạn có thể được khuyên rằng nên dùng nó vào buổi sáng khi dạ dày hoàn toàn trống rỗng.
Đợi ít nhất 20 phút trước khi ăn sáng – giấm táo sẽ giúp bạn tiêu hóa thức ăn đúng cách, đảm bảo rằng bạn có thể hấp thu được hầu hết các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
4. Không uống giấm táo trước khi đi ngủ
Ảnh: Pexels
Nếu bạn có ý định dùng giấm táo ngay trước khi bạn đi ngủ vào ban đêm thì đó là một ý tưởng ‘khủng khiếp’. Đó là bởi vì một khi bạn nằm xuống, rất có khả năng giấm táo thoát khỏi dạ dày, trào lên thực quản và kích thích cơ quan này. Đôi khi, nó có thể gây ra viêm họng do có sự trào ngược dung dịch giấm lên thực quản! Nó là thứ có thể gây ra nhiều khó chịu, khiến bạn không ngủ ngon.
5. Không hít giấm táo
Tuy giấm táo có mùi thơm đặc trưng nhưng việc hít hay ngửi nó quá nhiều, bạn sẽ làm tổn hại đến lá phổi. Bởi vì giấm táo có nồng độ axit cao có thể gây cho bạn cảm giác nóng rát đường hô hấp.
6. Pha loãng dù dùng ngoài da
Giấm táo có công dụng rất tốt giúp làm giảm nhiễm trùng da, thải độc và giúp da tươi sáng. Tuy nhiên, các bác sĩ da liễu khuyên rằng không nên sử dụng giấm táo đậm đặc chưa pha loãng cho làn da của bạn. Do tính axit của nó có thể gây kích ứng da.
7. Không mua khi chưa tìm hiểu về loại giấm táo bạn định dùng
Chỉ vì những lợi ích sức khỏe của giấm táo đều được chứng minh một cách khoa học không có nghĩa là bạn có thể cầm ngay chai đầu tiên mà bạn gặp ở siêu thị.
Khi chọn giấm táo, hãy tìm một loại có tạp chất đã lắng xuống đáy hoặc trôi nổi. Đó không phải là bụi bẩn – mà là phần chứa vi khuẩn lành mạnh, là phần có lợi nhất của giấm táo. Trước khi sử dụng bạn nên lắc chai đều để có thể sử dụng tốt phần ‘cặn giấm táo’ này.
Tuyết liên là vị thuốc quý hiếm được người xưa coi là ‘vua của trăm loài thảo dược’. Quanh nguồn gốc của nó còn ẩn chứa một câu chuyện khá thú vị.
Theo Đông y, loại thảo dược này có tên tuyết liên (sen tuyết) bởi có thể sinh trưởng, phát triển và ra hoa ngay trong thời tiết băng giá lạnh lẽo trên núi đá cao. Khi nở, có hình dạng giống hệt như một đóa sen. Người Tân Cương nhiều đời nay vẫn truyền tai nhau rằng, sở dĩ nó có hình dáng yêu kiều như thế là do nó được kết tinh từ gió, mây và tuyết.
Theo Phúc Nguyên Đường, tuyết liên được xem là bách thảo chi vương (vua của trăm loại dược thảo). Đây là loài cây hiếm, chỉ sinh trưởng ở trên núi cao 2.500 – 4.000m so với mực nước biển. Nó mọc trong các khe núi đá, là loài sinh trưởng chậm, mất 5 – 7 năm từ lúc nảy mầm đến khi nở hoa, và chỉ 5% số hạt có thể nảy mầm.
Hạt tuyết liên nảy mầm ở nhiệt độ 0 độ C, sinh trưởng trong điều kiện 3 – 5 độ C và chịu được lạnh -21 độ C. Nó có thể nảy mầm, sinh trưởng và ra hoa trong thời gian ngắn là kết quả của quá trình thích nghi với môi trường khắc nghiệt trên núi tuyết ở khu vực Tân Cương, Tây Tạng.
Ảnh: fun01.me
Sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện vô cùng khắc nghiệt đã khiến thảo dược trở thành một trong những loại thực phẩm quý giá và có nhiều dược tính vô cùng kỳ diệu.
Theo sách y học cổ xưa có ghi, tuyết liên có khả năng giải độc, chủ trị các bệnh liên quan tới tạng Phế, bế kinh, thân thể đau nhức và các bệnh liên quan đến phong thấp. Người ta còn dùng loại hoa này để bồi bổ sinh lực cho đàn ông. Tương truyền, Thành Cát Tư Hãn – vị hoàng đế nổi tiếng nhất trong lịch sử đế chế Mông Cổ đã sử dụng bài thuốc này để nâng cao thể lực trên chiến trường cũng như trong chốn hậu cung.
Ngoài ra, còn có khả năng làm co bóp tử cung, vì thế loại hoa này nghiêm cấm sử dụng cho phụ nữ đang mang thai vì sẽ dẫn tới sảy thai hoặc thai chết lưu. Loại hoa này có tính nhiệt, khi ăn vào mồ hôi sẽ chảy nhiều. Tương truyền, sau khi ăn loài hoa này, người ta có thể cởi trần đi trong tuyết mà không thấy lạnh.
(Ảnh: epochtimes.com)
Các nhà khoa học nhận thấy các chất alkaloid và flavonoid trong tuyết liên có tác dụng rất tốt đối với các trường hợp nhức mỏi do phong thấp thận hư hay suy giảm chức năng sinh dục; phụ nữ kinh nguyệt không đều, thống kinh. Loài hoa này có chất hạ sốt và giải độc tự nhiên, thường sử dụng để chữa viêm thấp khớp.
Tuyết liên giàu protein và các loại axit amin, có thể điều tiết được độ kiềm trong cơ thể người, có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, chống mệt mỏi, chống lão hóa.
Truyền thuyết về Tuyết liên hoa
Truyền thuyết kể rằng, cách đây rất lâu trên núi Thiên Sơn có một tiên nữ vô cùng xinh đẹp. Bởi phạm lỗi nơi thiên cung nên bị Vương Mẫu bắt hạ phàm sống trên đỉnh Thiên Sơn hàn lạnh để chịu tội, và không được phép nói chuyện với người phàm trần. Cô cứ sống một mình cô độc lạnh lẽo trên núi cho tới một ngày trên đỉnh núi xuất hiện một chàng trai với nét mặt khắc khổ lo lắng, quần áo cũ nát do phải vượt núi băng rừng. Dù vậy nhưng vẫn toát lên vẻ ngoài khôi ngô tuấn tú làm tiên nữ ngưỡng mộ.
Chàng trai là người chăn gia súc dưới chân núi tên gọi Aheman. Vợ anh mắc bệnh kỳ lạ, toàn thân nóng bừng, chân tay run rẩy, sắc mặt trắng bệch nhợt nhạt, lại mọc rất nhiều vết tím toàn thân. Chàng trai lo lắng mời rất nhiều danh y nhưng đều không kết quả, tất cả đều bảo anh chuẩn bị hậu sự cho vợ. Chàng nghe những người già trên thảo nguyên hay kể câu chuyện về một loài hoa trị bách bệnh trên núi Thiên Sơn. Họ kể rằng trên đó thường xuyên xuất hiện những luồng ánh sáng vàng rực rỡ tuyệt đẹp, sau mỗi lần đó sẽ có một bông hoa tuyết màu trắng giống như hoa sen khai nở, mọi người gọi là tuyết liên. Tương truyền loài hoa này có liên quan tới Tây Vương Mẫu. Đây được coi là bảo bối thần kỳ trên núi Thiên Sơn, cũng giống như Nhân sâm rất có linh khí, nếu nghe thấy ai tiết lộ dấu tích sẽ biết mất vào trong tuyết. Đây là loài hoa rất thần kỳ, chỉ cần ngửi hương hoa tinh thần sẽ sảng khoái, bách bệnh tiêu tan. Các cụ già khuyên cậu muốn cứu tính mạng vợ hãy lên núi thử vận may.
Ảnh: lizhi.shangc.net
Sau khi biết được nguyên nhân Aheman lên núi tìm thảo dược, dù có đôi chút thất vọng, tiên nữ vẫn cảm động trước tấm chân tình của chàng trai nên quyết định muốn thử lòng cậu. Cô không màng luật cấm của Vương Mẫu hiện hình và nói chuyện với chàng trai. Tiên nữ nói với chàng trai chỉ cần anh đồng ý bỏ vợ mình sau khi cứu sống cô ấy và cưới tiên nữ anh sẽ có được thảo dược Tuyết liên. Tuy nhiên chàng trai nhất mực từ chối. Cảm kích trước tấm chân tình của anh, tiên nữ liền biến thành đóa Tuyết liên tuyệt đẹp giúp chàng cứu được vợ.
Sau này, mọi người phát hiện trên núi xuất hiện rất nhiều thảo dược này và núi Thiên Sơn trở thành một trong những nơi trồng nhiều thảo dược này nhất. Mọi người nói rằng, tất cả những bông Tuyết liên trên núi Thiên Sơn đều do vị tiên nữ kia biến hóa mà thành. Cô vẫn bị Vương Mẫu trừng phạt, yêu cầu cô sống trong hình dạng đóa Tuyết liên để chữa bệnh tại nhân gian.
Bài thuốc trị bệnh từ tuyết liên hoa
1. Đối với phụ nữ có kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, đau thắt lưng và đau bụng do lạnh
Nguyên liệu: Thiên sơn tuyết liên 5g, Câu kỷ tử 4g, Hồng hoa 2g.
Phương pháp sử dụng: Hãm với nước sôi uống thay trà hoặc đun nước uống.
(Ảnh: baomoi.com)
2. Cho nam giới bị bất lực và vô sinh
Nguyên liệu: Thiên sơn tuyết liên 6g, Câu kỷ tử 10g, Đương quy 3g.
Phương pháp sử dụng: Hãm với nước sôi uống thay trà hoặc đun nước uống.
3. Giảm mỡ máu và cải thiện lưu thông máu
Nguyên liệu: Thiên sơn tuyết liên 2g, Hồng hoa 2g.
Phương pháp sử dụng: Pha kèm với các loại trà hoặc đun nước uống.
4. Thanh nhiệt và giải độc, giúp tinh thần tỉnh táo, giải khát, lý khí giải thử, giảm cân, hạ huyết áp, làm đẹp, kéo dài tuổi thọ, tăng sức đề kháng
Nguyên liệu: 2 lát chanh, 5g hoa tuyết liên và 1 muỗng mật ong.
Phương pháp sử dụng: Pha với nước sôi hãm trong 20 phút uống thay trà.